Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Động lực phát triển nền nông nghiệp Việt Nam

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Động lực phát triển nền nông nghiệp Việt Nam

1. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình gì?
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương…) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chương trình OCOP được nhiều nước trên thế giới triển khai với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phát huy nội.
lực của các địa phương gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cơ chế thị trường.
Trọng tâm Chương trình OCOP ở Việt Nam là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể. Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP bao gồm các thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác và kinh tế tư nhân – doanh nghiệp, hộ sản xuất).
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.

2. Chương trình OCOP được triển khai ở Việt Nam từ khi nào?
Phong trào “mỗi làng một sản phẩm – OVOP” bắt đầu được khởi xướng ở Oita, Nhật Bản vào năm 1979, nhằm khuyến khích mỗi làng lựa chọn và phát triển một sản phẩm đặc biệt để phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, chú trọng các nguồn lực tại chỗ sẵn có làm động lực phát triển kinh tế (đất đai, tài nguyên, điều kiện địa lý, công nghệ, lòng tự hào, khả năng sáng tạo, văn hoá…). Phong trào OVOP đã lan tỏa và được triển khai thực hiện trên 40 nước
các khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ … và đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn của các quốc gia.
Ở Việt Nam, từ năm 2006, Chính phủ đã ban hành các chính sách như Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, được thay thế bằng Nghị định số 52/2018/ NĐ-CP năm 2018, với mục tiêu tập trung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm phát huy các thế mạnh về sản phẩm ở các vùng nông thôn. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thí điểm mô hình “Mỗi làng một nghề” ở một số địa phương như Điện Biên, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thừa Thiên Huế, An Giang và đạt được một số kết quả quan trọng. Trên cơ sở đó, nhiều địa phương đã chủ động áp dụng để phát triển ngành nghề nông thôn. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Chương trình “Tỉnh Quảng Ninh – Mỗi xã, phường một sản phẩm” vào năm 2013 gắn với Chương trình xây dựng nông.thôn mới. Kết quả sau 05 năm triển khai Chương trình đã khẳng định hướng đi đúng, sáng tạo, bài bản của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy những lợi thế, thế mạnh của địa phương, đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường, góp phần nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đúc kết từ các bài học kinh nghiệm và yêu cầu của thực tiễn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về việc phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 – 2020. Chương trình nhằm phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng miền, tạo hành lang pháp lý, cơ chế vận hành Chương trình một cách đồng bộ, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững trên phạm vi cả nước.

3. Mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP?
Chương trình OCOP có 3 mục đích chính:
<1> Khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị truyền thống của địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn;
<2> Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản có lợi thế ở làng, xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, nhất là chú trọng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống;
<3> Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.
Mục tiêu của Chương trình:
– Năm 2020:
Đạt 2.400 sản phẩm OCOP
– Năm 2030:
Đạt khoảng 4.800 sản phẩm OCOP.
Ngoài mục đích phát triển kinh tế, Chương trình OCOP còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn, bao gồm:
<1> Giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo, niềm tự hào của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững;
<2> Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực
sản xuất hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường.
<3> Phát huy nguồn lực cộng đồng như: tri thức quản trị, các giá trị văn hóa truyền thống, lối sống của cư dân nông thôn, công nghệ, nguyên liệu địa phương và sự tham gia giám sát của cộng đồng.

4. Yêu cầu của Chương trình OCOP là gì?
Xuất phát từ nguyên tắc nền tảng của phong trào OVOP là: “Địa phương hướng đến toàn cầu”, “Độc lập và sáng tạo”, “Đào tạo nguồn nhân lực”, căn cứ vào tình hình thực tiễn phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam và chủ trương của Chính phủ, Chương trình OCOP của Việt Nam hướng đến 3 yêu cầu:
<1> Phát huy các tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.
<2> Phát huy sự sáng tạo và sức mạnh cộng đồng để tổ chức sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.
<3> Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.

5. Các sản phẩm OCOP thuộc những nhóm sản phẩm nào?
Sản phẩm OCOP là những sản phẩm đặc trưng, truyền thống gắn với cộng đồng địa phương thuộc 6 nhóm sản phẩm:
1- THỰC PHẨM
Thực phẩm tươi sống, thực phẩm thô, sơ chế;
Thực phẩm chế biến, gia vị, chè, cà phê, ca cao.
2- ĐỒ UỐNG
Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.
3- THẢO DƯỢC
Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.
4- VÀI VÀ MAY MẶC
Các sản phẩm làm từ bông, sợi.
5- LƯU NIỆM – NỘI THẤT – TRANG TRÍ
Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,… làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.
6- DỊCH VỤ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ ĐIỂM DU LỊCH
Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,… Tùy theo điều kiện, tiềm năng và lợi thế, các địa phương lựa chọn sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng của địa phương để ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP, vừa phát triển kinh tế, vừa thúc đẩy sức sáng tạo, niềm tự hào của cộng đồng.

Comments (2)

  • Glennshoub

    Выше- сайт официальный экземпляр даркнет площадки Блэкспрут – мыслящей собой онлайн платформу по продаже/покупке не разрешенных веществ. Площадка BlackSprut размещена на понцы TOR, кок дать голову на отсечение для вас царский уровень анонимности.
    https://bs2tsite.club

    28/04/2024 at 07:19
  • Glennshoub

    Свой сайт официальный представитель даркнет площадки Блэкспрут – мыслящей собою он-лайн платформу по продаже/покупке не разрешенных веществ. Площадка BlackSprut размещена в узы TOR, которая обеспечивает для вас высочайший уровень анонимности.
    https://bs2tsite.club

    28/04/2024 at 10:47

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *